CÁC LOẠI RAU XÀ LÁCH THÚ VỊ
Rau xà lách thuộc họ cúc hay được gọi tên khác là rau diếp hoặc cải bèo. Loại rau này có tên khoa học là lactuca sativa.
Rau xà lách bắt nguồn từ Châu Âu và hiện nay nó được phân bố chủ yếu ở các nước vùng nhiệt đới.
Thân cây thường có loại tròn, ngắn hoặc thân dài, thẳng.
Rau xà lách thường dùng để ăn sống, nhúng lẩu, nấu canh…Ngoài là thực phẩm ăn hàng ngày thì rau xà lách cũng được biết đến như một vị thuốc để giải nhiệt, làm đẹp và hỗ trợ chữa một số bệnh như táo bón, viêm khớp hay tim mạch.
Dưới đây là 5 loại rau xà lách thú vị:
1. Rau xà lách Crisphead (xà lách Mỹ)
Xà lách mỹ có tên gọi khác iceberg hoặc xà lách cải, nó là loại xà lách được sử dụng phổ biến.
Mặc dù hình dạng bên ngoài của xà lách mỹ giống như bắp cải, nhưng nó là một loại hoàn toàn khác.
Trái với suy nghĩ của nhiều người, xà lách mỹ khá bổ dưỡng. Một khẩu phần 100 gram cung cấp:
- Calo: 14
- Chất đạm: 1 gam
- Chất xơ: 1 gam
- Folate: 7% giá trị dinh dưỡng hằng ngày (GTDDHN)
- Sắt: 2% GTDDHN
- Mangan: 5,4% GTDDHN
- Kali: 3% GTDDHN
- Vitamin A: 3% GTDDHN
- Vitamin C: 3% GTDDHN
- Vitamin K: 20% GTDDHN
Hàm lượng folate và vitamin K trong rau xà lách mỹ đặc biệt đáng chú ý.
Folate là một loại vitamin B có thể giúp ngăn ngừa dị tật ống thần kinh, một trong những dị tật bẩm sinh phổ biến nhất. Nó cũng có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim và một số bệnh ung thư, bao gồm ung thư vú và ung thư tuyến tụy.
Trong khi đó, vitamin K rất quan trọng đối với quá trình đông máu, hình thành xương và sức khỏe tim mạch.
Xà lách mỹ cũng là một nguồn hợp chất phenolic vừa phải, là chất chống oxy hóa giúp chống lại sự mất cân bằng oxy hóa và chứng viêm trong cơ thể
Cách dùng xà lách trong các món ăn:
Xà lách mỹ có kết cấu giòn và hương vị dịu nhẹ phù hợp với các món trộn và bánh mì kẹp.
Ngoài ra, trong rau xà lách có chứa nhiều vitamin và chất khoáng, các chất này dễ mất đi khi chế biến có sử dụng nhiệt.Chính vì thế, xà lách thích hợp để ăn sống, thường được ăn kèm với các món: gỏi cuốn, bánh xèo, bún xào,…- Nd
Để giữ rau xà lách giòn tươi, bạn hãy để xà lách vào tủ lạnh bằng khăn giấy ẩm nhé!
2. Xà lách romaine
-Xà lách romaine cũng là một loại xà lách khác cũng rất phổ biến.
-Xà lách romanie có lá xanh đậm, dài, đường gân lớn. Xà lách romanie có kết cấu lá giòn, hương vị đậm đà hơn các loại xà lách khác.
Xà lách romaine có nhiều chất dinh dưỡng hơn so với xà lách mỹ. Một khẩu phần 100 gram cung cấp:
- Calo: 17
- Chất đạm: 1 gam
- Chất xơ: 2 gam
- Folate: 34% GTDDHN
- Sắt: 5% GTDDHN
- Mangan: 7% GTDDHN
- Kali: 5% GTDDHN
- Vitamin A: 48% GTDDHN
- Vitamin C: 4% GTDDHN
- Vitamin K: 85% GTDDHN
Xà lách romaine không chỉ chứa các chất folate và vitamin K, mà còn cả vitamin A. Chất dinh dưỡng này hoạt động như một chất chống oxy hóa mạnh và rất quan trọng cho sức khỏe của da, mắt và hệ miễn dịch.
Hơn nữa, xà lách romaine có chứa các thành phần phenolic, đặc biệt là axit caffeic và axit chlorogenic. Những chất chống oxy hóa này
có liên quan đến việc giảm nguy cơ mắc bệnh tim, viêm và một số bệnh ung thư .
Ngoài ra, romaine đỏ có hàm lượng anthocyanins cao, chất này khiến một số loại rau và trái cây có màu đỏ tím. Những sắc tố này có liên quan đến việc giảm nguy cơ mắc bệnh tim và suy giảm nhận thức .
Xà lách Romaine thường được sử dụng trong món trộn Caesar và các món trộn khác.
Cách dùng xà lách romaine trong các món ăn:
Xà lách romaine có vị ngọt hơn, đậm hơn một chút so với khoai tây chiên giòn, bạn có thể ăn kèm với bánh mì, thịt nướng, các món cuốn hoặc thêm vào các món trộn.
Mặc dù romaine có tác dụng tốt đối với các món súp và món xào, nhưng bạn nên thêm nó vào gần cuối quá trình nấu để tránh bị nhão nhé!.
3. Rau xà lách mỡ
Xà lách mỡ còn được gọi là xà lách bắp cải vì nó có hình dạng tròn giống như bắp cải. Xà lách mỡ phổ biến nhất là xà lách Bibb và Boston.
Lá của xà lách mỡ nhàu nát giống như những cánh hoa. Xà lách mỡ thường có màu xanh đậm, nhưng cũng có một số loại có màu đỏ.
Xà lách mỡ rất giàu chất dinh dưỡng, chỉ với 100 gam cung cấp:
- Lượng calo: 13
- Chất đạm: 1,5 gam
- Chất xơ: 1 gam
- Folate: 18% GTDDHN
- Sắt: 8% GTDDHN
- Mangan: 8% GTDDHN
- Kali: 5% GTDDHN
- Vitamin A: 18% GTDDHN
- Vitamin C: 4% GTDDHN
- Vitamin K: 85% GTDDHN
Xà lách mỡ là một nguồn cung cấp chất chống oxy hóa carotenoid, chẳng hạn như beta carotene, lutein và zeaxanthin. Những chất này bảo vệ mắt của bạn khỏi thoái hóa điểm vàng, một tình trạng có thể dẫn đến mất thị lực một phần.
Hơn nữa, xà lách mỡ chứa lượng sắt cao hơn so với các loại xà lách khác. Chất dinh dưỡng này cần thiết để tạo ra các tế bào hồng cầu.
Sắt heme (tìm thấy trong các sản phẩm từ động vật) và sắt không heme (tìm thấy trong thực vật). Sắt heme dễ hấp thụ hơn trong khi sắt không heme khó hấp thụ. Đó chính là lý do tại sao cơ thể những người ăn chay thường thiếu sắt và hệ quả là hay bị mắc các chứng thiếu máu –ND
Vì Vitamin C giúp tăng khả năng hấp thụ sắt không heme, cho nên sẽ rất tốt nếu chúng ta ăn xà lách mỡ với thực phẩm giàu vitamin này, chẳng hạn như ớt đỏ.
Cách dùng xà lách mỡ trong các món ăn:
Xà lách mỡ làm tăng thêm hương vị ngọt nhẹ cho món ăn.
Xà lách mỡ ăn chung với hầu hết các loại nước sốt và có thể làm tăng hương vị của món trộn.
Ngoài ra, bạn có thể ăn xà lách mỡ với món trứng trộn hoặc món bánh mì với cá hộp.
Bảo quản rau xà lách mỡ bằng cách: bạn bỏ xà lách mỡ vào trong túi kín và để vào tủ lạnh trong 2-3 ngày, giữ cho lá khô để tránh bị héo nhé!
4. Xà lách lô lô
Xà lách lá, còn được gọi là xà lách lô lô, loại này thường giòn, xù và có màu xanh đậm hoặc đỏ, với hương vị từ nhẹ đến ngọt.
Không giống như các loại xà lách khác, xà lách lô lô không phát triển quanh đầu. Thay vào đó, các lá của nó kết lại với nhau ở thân.
Một khẩu phần 100 gam xà lách lá lô lô xanh hoặc đỏ cung cấp các chất dinh dưỡng sau:
- Calories 15 13
- Protein 2 gam 1.5 gam
- Fiber 1 gam 1 gam
- Folate 10% GTDDHN 9% of the DV
- Iron 5% GTDDHN 7% GTDDHN
- Manganese 11% GTDDHN 9% GTDDHN
- Potassium 4% GTDDHN 4% GTDDHN
- Vitamin A 41% GTDDHN 42% GTDDHN
- Vitamin C 10% GTDDHN 4% GTDDHN
- Vitamin K 105% GTDDHN 117% GTDDHN
Xà lách lô lô xanh có nhiều vitamin C hơn xà lách lô lô đỏ, trong khi đó loại màu đỏ cung cấp nhiều vitamin K hơn.
Cả hai loại đều chứa nhiều vitamin A, beta carotene, lutein và zeaxanthin, tất cả đều hỗ trợ sức khỏe của mắt và da.
Tuy nhiên, xà lách lá đỏ chứa hàm lượng hợp chất phenolic cao hơn nhiều. Đặc biệt, anthocyanins và quercetin của nó hoạt động như chất chống oxy hóa mạnh giúp bảo vệ cơ thể khỏi tác hại của các gốc tự do.
Cách ăn xà lách lô lô
Xà lách lô lô ăn kèm với bánh mì, bạn có thể dùng nó vào các món trộn.
Xà lách lô lô được dùng trong các món gói và món thịt chiên giòn.
Để bảo quản xà lách lá, bạn nhớ lau khô và giữ chúng trong túi nhựa hoặc hộp bảo quản. Xà lách lô lô giữ được 7-8 ngày trong tủ lạnh.
5. Xà lách ăn thân
Xà lách thân phổ biến trong ẩm thực Trung Hoa và thường được gọi là Xà lách Trung Quốc, xà lách có cuống, hoặc xà lách.
Như tên gọi của nó, xà lách có cuống dài với các lá hẹp. Không giống như các loài xà lách khác, thân của nó thường được ăn nhưng lá của nó bị loại bỏ. Đó là vì lá rất đắng do hàm lượng mủ cao.
Một khẩu phần ăn 100 gam cung cấp:
- Lượng calo: 18
- Chất đạm: 1 gam
- Chất xơ: 2 gam
- Folate: 12% GTDDHN
- Sắt: 3% GTDDHN
- Mangan: 30% GTDDHN
- Kali: 7% GTDDHN
- Vitamin A: 19% GTDDHN
- Vitamin C: 22% GTDDHN
Xà lách chứa nhiều mangan, chất này đóng một vai trò quan trọng trong quá trình chuyển hóa chất béo và carb. Hơn nữa, nó là một phần của enzym gọi là superoxide dismutase, giúp giảm sự mất cân bằng oxy trong cơ thể .
Hơn nữa, nó chứa nhiều vitamin C, rất quan trọng cho sự tổng hợp collagen và sức khỏe miễn dịch.
Cách ăn xà lách thân
Xà lách thân không phổ biến, bạn có thể mua nó tại các cửa hàng tạp hóa quốc tế.
Vì chỉ có phần thân của nó được ăn nên nó được sử dụng khác với hầu hết các loài xà lách. Xà lách thân giòn với vị hơi béo.
Khi sơ chế, hãy gọt bỏ cuống để loại bỏ lớp dai bên ngoài. Các lớp bên trong mềm và có độ sệt tương tự như dưa chuột. Bạn có thể thêm nó vào món trộn, món xào và súp, hoặc chế biến nó thành mì chay giòn.
Bảo quản rau xà lách thân bằng cách: bạn hãy bỏ nó vào trong túi ni lông hoặc hộp kín, sau đó để nó và tủ lạnh, nó có thể được giữ 2-3 ngày.